You are not connected. Please login or register

Đề thi thử tốt nghiệp môn sinh

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đề thi thử tốt nghiệp môn sinh Empty Đề thi thử tốt nghiệp môn sinh Sun May 15, 2011 2:05 pm

pynxjnh

avatar
Hoa Khôi Diễn Đàn
Hoa Khôi Diễn Đàn

Họ & tên:..............................
SBD: .................................... ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP _ NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Sinh học - Lớp 12
Thời gian làm bài: 60 phút

Mã Đề 1







Thí sinh chọn phương án đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô chọn ở phiếu trả lời.
A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu số 1 đến câu 32)
Câu 1: Đột biến gen thuộc dạng nào không làm thay đổi tỷ lệ A+G/ T+X của phân tử ADN hai mạch?
A)Lắp thêm cặp nuclêôtit. B)Thay cặp nuclêôtit. C)Mất cặp nuclêôtit. D)Tất cả các dạng.
Câu 2: Gen sinh vật nhân sơ có 498 mã chính thức. Đột biến nào dưới đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
A)Thay cặp nuclêôtit của mã mở đầu. B)Mất cặp nuclêôtit của mã chính thức 60.
C)Thay cặp nuclêôtit của mã chính thức 498. D)Mất cặp nuclêôtit của mã chính thức 498.
Câu 3: Tính chất biểu hiện nào dưới đây không phải của đột biến?
A)Thường trội và có hại. B)Đột ngột, gián đoạn kiểu hình.
C)Cá biệt, vô hướng. D)Thường lặn và có hại.
Câu 4: Khi lên sống vùng cao, hàm lượng Hb trong máu tăng. Khi trở lại sống ở đồng bằng, hàm lượng Hb trong máu trở lại mức bình thường là kết quả của:
A)đột biến gen. B)hồi biến. C)thường biến. D)đột biến NST.
Câu 5: Mỗi nuclêôxôm được cấu tạo bởi:
A)khối cầu gồm 8 phân tử histôn và đoạn ADN khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn bên ngoài.
B)khối cầu gồm 8 phân tử α Hemoglobin và đoạn ADN khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn bên ngoài.
C)khối cầu gồm 6 phân tử histôn và đoạn ADN khoảng 146 cặp nuclêôtic quấn bên ngoài.
D)khối cầu gồm 8 phân tử histôn và đoạn ADN khoảng 246 cặp nuclêôtit quấn bên ngoài.
Câu 6: Các cơ chế nào bảo đảm bộ NST ổn định qua các thế hệ của loài?
A)Nguyên phân và giảm phân. B)Giảm phân và thụ tinh.
C)Nguyên phân và thụ tinh. D)Sự phối hợp của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là khái niệm hệ sinh thái?
A)Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
B)Bao gồm những quần thể khác loài, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
C)Bao gồm quần xã và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn luôn có sự tương tác lẫn nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
D)Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.
Câu 8: Vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá nhỏ là gì?
A)Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
B)Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể.
C)Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá. D)Qui định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
Câu 9: Mối quan hệ giữa hổ và nai thuộc mối quan hệ gì?
A)Hãm sinh. B)Cạnh tranh. C)Vật chủ - vật ký sinh. D)Vật ăn thịt -con mồi.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là sai khi giải thích đột biến gen là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và chọn giống?
A)Đột biến gen có tính phổ biến.
B)Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống, khả năng sinh sản của cá thể.
C)Do tổng số gen của cá thể, quần thể lớn nên tần số đột biến chung khá lớn, cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D)Chỉ gây biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.





Câu 11: Quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng của 4 cá thể ruồi giấm, người ta nhận thấy:

Cá thể Số lượng của mỗi cặp NST
Cặp số 1 Cặp số 2 Cặp số 3 Cặp số 4
1 0 2 2 2
2 2 3 2 2
3 2 2 4 2
4 2 1 2 2
Cá thể nào thuộc thể bốn nhiễm?
A)Cá thể 1. B)Cá thể 2. C)Cá thể 3. D)Cá thể 4.
Câu 12: Quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng của cá thể ruồi giấm ở kỳ giữa nguyên phân, đếm được 6 chiếc NST kép. Cá thể này thuộc thể nào dưới đây?
A)Thể tam bội. B)Thể một nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm đơn. C)Thể ba nhiễm. D)Thể tứ bội.
Câu 13: Gen có A = T = 600 nuclêôtit, G = X = 900 nuclêôtit. Đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiều dài gen. Gen đột biến có A+T / G+X ≈ 66,48%. Đột biến gen thuộc dạng gì?
A)Mất cặp A = T. B)Mất cặp G = X. C)Thay cặp A = T bằng cặp G=X. D)Thay cặp G=X bằng cặp A = T.
Câu 14: Gen B trên X bị đột biến thành b. Thể đột biến không biểu hiện ở cá thể có kiểu gen nào dưới đây?
A)XbY. B)OXb. C)XbXb. D)XBXb.
Câu 15: Bệnh bạch tạng có kiểu hình như thế nào?
A)Da, tóc, lông đều trắng, mắt hồng. B)Da, tóc, lông, mắt đều trắng.
C)Da, tóc, lông, mắt đều hồng. D)Da, tóc, lông đều hồng, mắt trắng.
Câu 16: Ngày nay trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng?
A)Nước. B)Phân. C)Cần. D)Giống.
Câu 17: Qui luật phân li độc lập thực chất nói về
A)sự phân li độc lập của các tính trạng. B)sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n.
C)sự tổ hợp của các alen trong qá trình thụ tinh.
D)sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
Câu 18: Cừu Đôli được hình thành bằng phương pháp nào dưới đây?
A)Cấy truyền phôi. B)Nhân bản vô tính. C)Dung hợp tế bào trần. D)Chọn dòng xôma có biến dị.
Câu 19: Việc tách được các gen mã hoá các prôtêin xác định, được thực hiện do:
A)Enzim restrictaza nhận ra và cắt phân tử ADN ở những nuclêôtit xác định.
B)Enzim restrictaza nhận ra và cắt phân tử ADN thành những đoạn có chiều dài tương ứng nhau.
C)Enzim ligaza nhận ra và cắt phân tử ADN ở những nuclêôtit xác định.
D)Enzim reparaza nhận ra và cắt phân tử ADN ở những nuclêôtit xác định.
Câu 20: Để tạo thể khảm ở cây hoa giấy bằng cách sử dụng tác nhân đột biến xử lý:
A)hạt nẩy nầm. B)hạt phấn. C)bầu nhuỵ. D)đỉnh sinh trưởng của một cành.
Câu 21: Thế nào là gen đa hiệu?
A)Gen tạo nhiều mARN. B)Gen điều khiển hoạt động của gen khác.
C)Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D)Gen tạo ra nhiều sản phẩm prôtêin.
Câu 22: Vì sao sự tự thụ phấn không gây hiện tượng thoái hoá giống?
A)Nếu dòng tự thụ phấn có nhiều cặp gen đồng hợp trội có lợi hoặc mang các đột biến lặn có lợi.
B)Có các điều kiện sống thích hợp. C)Số thế hệ tự thụ phấn không lớn.
D)Quần thể chỉ toàn các dòng thuần.
Câu 23: Phép lai nào dưới đây là lai gần (giao phối cận huyết)?
A)Hai cá thể thuộc 2 dòng khác nhau. B)Con cái cùng cặp bố mẹ lai với nhau.
C)Hai cá thể thuộc 2 loài khác nhau. D)Hai cá thể thuộc 2 giống khác nhau.
Câu 24: Tính trạng số lượng là tính trạng
A)do nhiều gen qui định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường
B)do một gen qui định và ít chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường
C)do một gen qui định và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường
D)do nhiều gen qui định và ít chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường
Câu 25: Gen mã hoá cho một số prôtêin tham gia các chuỗi chuyền êlectron phân bố ở đâu?
A)Trên NST B)Trong lục lạp. C)Trong ti thể. D)Ti thể và lục lạp.
Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc di truyền ngoài NST?
A)Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
B)Các trính trạng di truyền không theo các qui luật di truyền NST.
C)Tính trạng vẫn tồn tại khi thay nhân tế bào. D)Các gen này nhận chủ yếu từ bố.
Câu 27: Nội dung chủ yếu của giả thuyết siêu trội là gì?
A)Sự tương tác giữa hai alen khác nhau về chức phận của cùng một lôcut dẫn đến hiệu quả bổ trợ.
B)Cơ thể lai có kiểu gen dị hợp nên các gen lặn có hại không được biểu hiện.
C)Trong cùng kiểu gen, các gen trội có lợi có khả năng tác dụng cộng gộp với nhau.
D)Trong cùng kiểu gen, gen trội này có khả năng kìm hãm sự biểu hiện của gen trội kia.
Câu 28: Phép lai nào dưới đây khẳng định bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định (Biết rằng không có đột biến xảy ra).
A)Bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bệnh. B)Bố bệnh, mẹ bình thường, sinh con gái bình thường.
C)Bố bình thường, mẹ bệnh, sinh con trai bệnh. D)Bố mẹ đều bệnh, sinh con gái bình thường.
Câu 29: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Chồng bệnh, vợ bình thường có mang gen bệnh. Khả năng cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu %?
A)75%. B)50%. C)25%. D)12,5%.
Câu 30: Ở đại Cổ sinh, thực vật có hạt xuất hiện ở kỷ nào?
A)Cam bi. B)Xilua. C)Đêvôn. D)Than đá
Câu 31: Quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thật xảy ra vào kì nào của nguyên phân?
A)Kì đầu. B)Kì giữa. C)Kì trung gian. D)Kì cuối.
Câu 32: Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép ở ruồi giấm là bao nhiêu?
A)7. B)8. C)9. D)10.

B.PHẦN RIÊNG: Thí sinh được chọn một trong hai phần
I.Phần riêng dành cho chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)

Câu 33: Tính trạng tạo phổ biến dị liên tục là tính trạng
A)do 1 gen qui định. B)do nhiều gen qui định di truyền theo tương tác bổ sung.
C)do nhiều gen qui định di truyền theo tương tác cộng gộp.
D)do nhiều gen qui định di truyền theo tương tác át chế.
Câu 34: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là quá trình
A)đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi với mục tiêu sản xuất của con người.
B)đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
C)củng cố các đột biến trung tính.
D)cải biến thành phần kiểu gen của vật nuôi cây trồng theo hướng thích nghi với điều kiện sống.
Câu 35: Dựa vào khả năng chịu nhiệt của prôtêin trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng; người ta phân biệt được loài ếch miền Nam Liên xô (cũ) với loài ếch cỏ miền bắc Liên xô (cũ). Khả năng chịu nhiệt của prôtêin thuộc tiêu chuẩn nào?
A)Hình thái. B)Địa lý- sinh thái. C)Sinh lý-hoá sinh. D)Cách li sinh sản.
Câu 36: Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung với nhau. Kiểu gen nào có sức đề kháng cao nhất với DDT?
A)aaBBCcDd. B)aabbccdd. C)Aabbccdd. D)AaCcBbDd.
Câu 37: Trên quan điểm của Đacuyn, giải thích nào dưới đây là đúng về sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục của sâu ăn lá?
A)Màu xanh lục là màu có sẳn của sâu ăn lá.
B)Biến dị màu xanh lục là biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại và tích luỹ qua nhiều thế hệ nhờ quá trình di truyền.
C)Do ăn lá cây đã tích luỹ diệp lục tố trong cơ thể sâu ăn lá nên sâu ăn lá có màu xanh lục.
D)Sống trên nền màu xanh của lá, sâu đã tập nhiễm được màu xanh lục.


Câu 38: Xét các quần thể có thành phần kiểu gen như sau
Quần thể 1: 0,16 BB+0,48 Bb+0,36 bb = 1.
Quần thể 2: 0,26 BB+0,38 Bb+0,36 bb = 1.
Quần thể 3: 0,25 BB+0,50 Bb+0,25 bb = 1.
Quần thể 4: 0,64 BB+0,32 Bb+0,04 bb = 1.
Các quần thể có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng là
A)1, 2 và 3. B)1, 3 và 4. C)2, 3 và 4. D)1, 2 và 4.
Câu 39: Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 1 Bb. Để kiểu gen bb chiếm 0,375, thì sự tự phối cần trải qua mấy thế hệ liên tiếp?
A)4 thế hệ. B)3 thế hệ. C)2 thế hệ. D)5 thế hệ.
Câu 40: Phép lai nào dưới đây tuân theo qui luật di truyền chéo?
A)Pt/c: Gà trống lông vằn x gà mái lông đen, F1: toàn lông vằn, F2: 3 lông vằn: 1 lông đen chỉ có ở gà mái.
B)Pt/c: Ruồi giấm đực mình xám x ruồi giấm cái mình đen, F1: toàn mình xám, F2: 3 xám: 1 đen.
C)Bố dính ngón 2-3, mẹ bình thường, con trai dính ngón 2-3 lấy vợ bình thường, sinh con trai dính ngón 2-3. D)Pt/c: Gà trống mào to x gà mái mào nhỏ, F1: toàn mào to, F2: 3 mào to: 1 mào nhỏ.

II.Phần riêng dành cho chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)

Câu 41: Quần thể giao phấn có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng, có hoa đỏ chiếm 84%. Thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào (B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so b qui định hoa trắng)?
A)0,16 BB + 0,48 Bb + 0,36 bb = 1. B)0,36 BB + 0,48 Bb + 0,16 bb = 1.
C)0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1. D)0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1.
Câu 42: Cho gà trống F1 mào hồ đào lai phân tích, kết quả thu được 25% gà mào hồ đào, 25% gà mào hoa hồng, 25% gà mào hạt đậu, 25% gà mào lá. Tính trạng hình dạng mào gà di truyền theo
A)Phân li của Menđen. B)Di truyền trung gian. C)Tương tác át chế. D)Tương tác bổ trợ.
Câu 43: Vì sao khi dùng loại thuốc trừ sâu mới, với liều cao cũng không hi vọng tiêu diệt hết sâu hại?
A)Quần thể sâu hại đa hình về kiểu gen. B)Quần thể sâu hại nhanh chóng thích nghi.
C)Quần thể sâu hại lẫn tránh được thuốc. D)Quần thể sâu hại mới được hình thành.
Câu 44: Quần thể người có tỷ lệ máu A chiếm 0,2125; máu B chiếm 0,4725; máu AB chiếm 0,2250; máu O chiếm 0,090. Tần số tương đối của mỗi alen là bao nhiêu?
A)p(IA) = 0,25; q(IB) = 0,45; r(i) = 0,30 B)p(IA) = 0,35; q(IB) = 0,35; r(i) = 0,30
C)p(IA) = 0,15; q(IB) = 0,55; r(i) = 0,30 D)p(IA) = 0,45; q(IB) = 0,25; r(i) = 0,30
Câu 45*: Người ta sử dụng chỉ số ADN với mục đích gì?
A)Để xác định cấu trúc của ADN. B)Để xác định loài sinh vật.
C)Để xác định chính xác cá thể, mối quan hệ huyết thống, để chẩn đoán, phân tích các bệnh di truyền.
D)Để xác định tính chất lý hoá, độ bền, điểm chảy của ADN.
Câu 46*: Hiện tượng đa hình cân bằng là gì?
A)Là trường hợp trong quần thể tồn tại song song một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.
B)Là trường hợp quần thể có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng.
C)Là trường hợp quần thể đạt kích thước tối ưu.
D)Là trường hợp quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
Câu 47: Phân tích chu trình phôtpho trong tự nhiên có ý nghĩa gì trong sản xuất?
A)Là cơ sở khoa học cho việc bón phân hợp lí. B)Xác định vai trò phôtpho đối với cây trồng.
C)Là cơ sở khoa học của việc bón phân lân cung cấp cho đồng ruộng hằng năm.
D)Là cơ sở khoa học để sản xuất các dạng phân lân phục vụ nông nghiệp.
Câu 48: Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài
A)sinh vật tự dưỡng hoá năng. B)sinh vật tự dưỡng quang năng.
C)sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật. D)sinh vật tự dưỡng.
=======================
Ghi chú: Những câu có * chỉ thuộc về một chương trình



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết