You are not connected. Please login or register

Phóng viên tả "địa ngục trần gian" ở Nhật

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

noo_thinh_le

noo_thinh_le
Thành Viên Vip
Thành Viên  Vip

Theo phóng viên Alex Thomso của Channel 4 News, cảnh tượng ở thị trấn Minami Sanriku sau động đất và sóng thần khiến anh liên tưởng tới những hình ảnh về Nagasaki hoặc Hiroshima khi bị đánh bom nguyên tử.


Không còn nơi nào để chạy, cũng chẳng còn nơi nào để trốn trước sức mạnh của con sóng hung dữ đã tấn công bờ biển Nhật Bản hôm 11/3. (Ảnh: Reuters)

Điều đầu tiên có thể nhận thấy là sự im lặng bao trùm khắp nơi. Chẳng có âm thanh nào khi chúng tôi tiếp cận thị trấn ven biển vốn chỉ vài hôm trước còn cực kỳ thịnh vượng này.

Trong 30 năm làm nghề, một phóng viên chiến tranh như tôi đã đưa tin về hơn 20 cuộc xung đột và một số trận động đất lớn trên thế giới, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự tàn phá nào ở mức độ như thế này.

Ở thị trấn 17.000 dân này, ít nhất 95% các tòa nhà không đơn giản là bị tàn phá mà còn biến thành một bãi lầy gồm đủ loại gỗ nát, bê tông vỡ và kim loại vụn. Bức tranh kinh hãi này được tô điểm bởi những chi tiết về cuộc sống gia đình bị hủy hoại. Những bức ảnh cưới với cô dâu cười rạng ngời, một chiếc đàn ghita vỡ nằm trong đống rác. Tôi cũng nhìn thấy một con búp bê vỡ, và nhiều trang vở học sinh của một đứa trẻ nào đó.

Cảnh sát cố ngăn không cho chúng tôi tiến xa hơn. Nhưng chúng tôi ra khỏi xe và đi bộ. Trước mặt tôi là một thị trấn đã bị nghiền nát hoàn toàn. 

Một chiếc xe tải lớn bị bẹp dúm trước sức mạnh của nước, cabin bị xé toạc. Bốn chiếc xe lao vào bên trong còn mái của một ngôi nhà "ngự" trên nóc xe. Trên con đường dẫn tới một trường học, tôi thấy khoảng 4-5 chiếc xe nữa mắc trên rìa một quả đồi. 

Cảnh tượng khiến tôi nhớ tới những hình ảnh về Nagasaki hoặc Hiroshima sau khi bị thả bom nguyên tử hồi Thế chiến II. Thỉnh thoảng có một cấu trúc bêtông còn sót lại nhưng chẳng còn gì khác ở chốn từng tấp nập người qua lại với những bãi biển lộng lẫy và những khu dân cư xanh mát.

Thấp thoáng đây đó có những nhóm gồm vài người lặng lẽ tìm kiếm các nạn nhân, hoặc trở về nơi từng là nhà của họ, tìm kiếm những tài sản mà họ chưa kịp mang theo.

Không có tiếng khóc, không có sự kích động cũng chẳng có giận gữ. Đó là tinh thần của người Nhật khi họ làm những gì phải làm trong im lặng và với chân giá trị của mình. 

Nước đã rút đi, nhưng con sông của thị trấn tràn ra khắp nơi; có nhiều vũng nước biển tù đọng và chỗ nào cũng đầy bùn. 

Trong khi chúng tôi quan sát, các nhân viên cứu hộ bình tĩnh nhặt một thi thể nữa và đặt vào một tấm chăn - họ phải làm bằng tay. Với tất cả yêu thương,  kính trọng và nghiêm trang, những người này quấn nạn nhân lại và điều đó gây xúc động hơn bất kỳ một giọt nước mắt nào. 

Thi thể được đưa lên đồi, tới trường cấp hai của thị trấn và được tập kết cùng với các nạn nhân khác ở phòng tập thể dục của trường mà giờ là một nhà xác. Hàng chục nghìn người được cho là mất tích, song vẫn không có cách nào để biết được họ đã chết hay đã thoát được bàn tay tử thần nhờ một phép màu nào đó. 
Ở trường, tôi gặp một trong số các chủ nhà hàng của thị trấn, Yuchida Takuma. Ông đang tham gia công việc trong nhà xác, khéo léo buộc các túi đựng xác vốn đã được xếp thành hàng. 

"Tôi may mắn sống sót. Chúng tôi nghe thấy tiếng còi báo động sóng thần và lái xe lên đồi, tới trường học, tới nơi cao hơn. Tiếng còi đã cứu tôi". 

Tôi hỏi ông còn lại gì ở nhà hàng dưới phố không. "Ồ", ông nói, cười rất bình tĩnh. "Chẳng còn gì cả. Tất cả đã hết, bị cuốn phăng đi như mọi thứ khác".

Trên đường tới phòng khách của trường, tôi gặp một giáo viên tiếng Anh  tên là Shinji Saki. "Tôi chứng kiến tất cả", anh nói. "Toàn bộ. Đầu tiên là động đất, rung lắc. Sau đó, còi vang lên cảnh báo sẽ có sóng thần. Lúc đó tôi đang ở đây, đang trên lớp. Nhưng chỉ trong vài phút, tôi nghe thấy tiếng gầm khủng khiếp và tất cả bắt đầu. Chúng tôi đứng nhìn toàn bộ thị trấn bị cuốn đi. Nó không còn tồn tại nữa". 

Tôi nhìn Shinji, băn khoăn những người tập trung trên đồi hôm đó cảm thấy như thế nào khi chứng kiến gia đình, bạn bè, sản nghiệp của mình bị sóng cuốn trôi ngay trước mắt. 

"Có khoảng 7.000 người chúng tôi ở trên đồi hôm đấy",  Shinji nói. "Có lẽ, vài nghìn người ở trường trên quả đồi đối diện. Nhưng có 17.000 dân trong thị trấn. Tất cả những người khác đã không còn. Ai mà biết được 8 hay 10 nghìn người vẫn mất tích ở đây. Tôi không biết nữa". 

Chúng tôi chuẩn bị bước đi thì anh lại thốt lên những khiếp hãi đã chứng kiến. "Anh biết không, có một người. Tôi thấy ông ấy bị cuốn theo dòng nước, ông ấy ngồi trên mái nhà của mình khi nó trôi đi. Tôi nhìn ông ấy mà tôi không làm được gì hết". 

Lúc xảy ra sóng thần, mọi trường trong thị trấn đều trong giờ học nên đông đủ học sinh. Do vậy, có nhiều đứa trẻ mất cha mẹ mình. Mọi người ở đây, hầu hết, đều mất người thân. Giờ họ sống trong trường học, lặng lẽ ngồi thành hàng trong các lớp học và phòng tập. Ai cần được chữa trị thì có máy bay tới đón vì không còn bệnh viện nào trong thị trấn trụ được sau thảm họa. 

Chúng tôi rời đi trong bóng tối, lê bước qua những đoạn đường giữa quang cảnh bị hủy diệt hoàn toàn.

Thanh Hảo (Theo Mail)"Nguồn vietnamnet"

http://me.zing.vn

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết