Thanh niên tuyên truyền về bảo vệ môi trường: hiệt huyết không chưa đủ
Tuyên truyền để người dân thay đổi những hành vi, thói quen xấu như xả rác ra đường, tác động gây ô nhiễm nguồn nước, khí hậu… là việc làm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi đội ngũ tuyên truyền viên phải có kiến thức, kỹ năng và có lòng nhiệt huyết
Đây là nhận định chung của nhiều đại biểu tại buổi hội thảo liên ngành về công tác bảo vệ môi trường do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức.
"Mưa dầm, thấm lâu"
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường (BVMT) còn mang tính nhất thời, thời gian ngắn và hiệu quả chưa cao. Bạn Nguyễn Đình Khôi, Chủ nhiệm CLB thanh niên tình nguyện (TNTN) Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, hoạt động BVMT của thanh niên Thủ đô thời gian qua rất đa dạng, từ chiến dịch làm sạch đường phố, diễu hành với băng rôn, khẩu hiệu để nâng cao nhận thức cho người dân, đến những cuộc thi kiến thức, ý tưởng BVMT...
Tuy nhiên, các hoạt động còn nặng về tuyên truyền cho cộng đồng mà xem nhẹ tuyên truyền thay đổi hành vi của bản thân người tham gia. Nguyễn Đình Khôi tự đặt câu hỏi, liệu trong số các thanh niên đạp xe tuyên truyền kỷ niệm ngày môi trường thế giới, thì thực sự có bao nhiêu bạn chuyển dùng túi vải thay cho túi ni lông; thanh niên tham gia thi kiến thức về BVMT, hay thành viên CLB tiếng Anh về môi trường thì có bao nhiêu người phân loại rác tại gia đình, quan tâm đến tác động môi trường của sản phẩm mình mua sử dụng hằng ngày… Theo Khôi, giải pháp để chuyển tải từ cái nhất thời, thành cái ổn định phải thông qua sự lặp đi lặp lại, chứ "chốc lát" là không thể.
Ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng Bộ TN&MT nhận xét, Đoàn Thanh niên vào cuộc tuyên truyền rất tích cực, tạo hiệu ứng xã hội trong công tác BVMT. Tuy vậy, cũng mới chỉ dừng lại ở các kỳ cuộc, chứ chưa có chiều sâu; việc giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ. Vấn đề ở đây không chỉ riêng vai trò tuyên truyền, vận động của tổ chức Đoàn Thanh niên mà còn nhiều tổ chức, đoàn thể khác. Thời gian qua, Bộ TN&MT đã ký 8 văn bản liên tịch phối hợp với các ngành, đoàn thể về công tác tuyên truyền BVMT. Theo ông Hợp, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thói quen xấu khi xả rác, gây ô nhiễm nguồn nước, không dùng giấy báo gói thức ăn chín, không dùng túi ni lông cần phải có quá trình, nghĩa là phải "mưa dầm, thấm lâu".
Cần cách làm mới, phù hợp đối tượng
SV Phạm Thu Hòa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, quê ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tâm sự: ''Năm em học lớp 7, có một lần bố em bảo em đi đổ rác, em hỏi bố đổ ở đâu? Bố em bảo là cứ đổ ra sông, vì tất cả mọi nhà đều đổ ở sông mà. Lúc đó em nghĩ rác thì phải đào hố chôn dưới đất, chứ sao lại đổ ra sông? Qua tìm hiểu, em biết quê em có nhiều gia đình làm nhà vệ sinh tự hoại, nhưng đường ống thoát dẫn ra các con sông, bởi thực tế ở đây ngoài con sông thì chẳng có chỗ nào thoát cả. Chứng kiến cuộc sống ở vùng quê, vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước, rác thải, nên em đã quyết định thi vào khoa môi trường, mặc dù gia đình định hướng nên thi vào ĐH Dược''.
Theo Hòa, để nâng cao chất lượng truyền thông, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi của cán bộ, đoàn viên, thiếu nhi tham gia BVMT trước tiên phải đổi mới nội dung truyền thông, làm cho mọi người nhận thức đúng thì mới có ý thức và hành động thiết thực. "Thực tế có nhiều lần em chứng kiến các buổi tình nguyện thu gom rác thải, diệt ốc bươu vàng… đối với các học sinh chỉ là bắt buộc. Nhiều bạn trẻ tham gia gượng ép trong vài tiếng cho xong, đánh trống ghi tên để không bị "phạt", chứ rất ít bạn ý thức được đây chính là hành động bảo vệ môi trường". Hòa cho biết thêm.
Để cách thức truyền thông hiệu quả thì nội dung thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu. Bên cạnh truyền thông gây ấn tượng mạnh, phong trào rầm rộ, thì cũng chú trọng đến những thông tin chiều sâu có tính ứng dụng cao, gắn bó với từng đối tượng ở địa bàn. Đại biểu Nguyễn Bích Điểm đến từ Viện Nghiên cứu thanh niên góp ý: Ví dụ như thanh niên khu vực nông thôn ngoài tuyên truyền, hướng dẫn những kiến thức chung về BVMT, thì cần có thêm kiến thức riêng cho nhà nông gắn với kỹ năng như ủ phân, làm hầm bi-ô-ga... với thanh niên vùng núi thì chú trọng đến kỹ năng bảo vệ rừng, thanh niên vùng biển là kỹ năng bảo về nguồn thủy sản biển…
Tuy nhiên, cũng tại hội thảo, những giải pháp giúp thanh niên tham gia BVMT chưa được đề cập nhiều, điển hình là công tác xã hội hóa BVMT trong thanh niên được nhắc đến nhưng chưa nêu những ví dụ điển hình, kinh nghiệm cụ thể, nhất là khu vực nông thôn. Thực tế, ở địa bàn TP Hà Nội đã xây dựng mô hình điểm ở nhiều nơi như: "Làng em xanh, sạch, đẹp" xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức; "Trường em xanh, sạch, đẹp" ở huyện Thạch Thất và Hà Đông... tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được triển khai nhân rộng. Đại diện Ban Thanh niên nông thôn TƯ Đoàn cũng thừa nhận việc tổng kết, đánh giá và nhân rộng những mô hình này hiện vẫn còn hạn chế.
Bí thư TƯ Đoàn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Trên cơ sở sẵn có các mô hình tuyên truyền, BVMT ở địa phương, TƯ Đoàn sẽ tăng cường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó nhân rộng. Điều cốt yếu dẫn đến thành công ngoài cơ chế, chính sách, nguồn lực của các ngành chức năng, thì việc nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ đoàn, kỹ năng tuyên truyền nhóm, chuyển biến thái độ của cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu nhi là trách nhiệm của tổ chức đoàn, hội. Vấn đề này, TƯ Đoàn sẽ chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn xác định là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong năm 2009 mà sẽ dài hơi hơn, để đem lại hiệu quả thiết thực.
Tuyên truyền để người dân thay đổi những hành vi, thói quen xấu như xả rác ra đường, tác động gây ô nhiễm nguồn nước, khí hậu… là việc làm khó khăn, phức tạp, đòi hỏi đội ngũ tuyên truyền viên phải có kiến thức, kỹ năng và có lòng nhiệt huyết
Đây là nhận định chung của nhiều đại biểu tại buổi hội thảo liên ngành về công tác bảo vệ môi trường do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức.
"Mưa dầm, thấm lâu"
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường (BVMT) còn mang tính nhất thời, thời gian ngắn và hiệu quả chưa cao. Bạn Nguyễn Đình Khôi, Chủ nhiệm CLB thanh niên tình nguyện (TNTN) Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, hoạt động BVMT của thanh niên Thủ đô thời gian qua rất đa dạng, từ chiến dịch làm sạch đường phố, diễu hành với băng rôn, khẩu hiệu để nâng cao nhận thức cho người dân, đến những cuộc thi kiến thức, ý tưởng BVMT...
Tuy nhiên, các hoạt động còn nặng về tuyên truyền cho cộng đồng mà xem nhẹ tuyên truyền thay đổi hành vi của bản thân người tham gia. Nguyễn Đình Khôi tự đặt câu hỏi, liệu trong số các thanh niên đạp xe tuyên truyền kỷ niệm ngày môi trường thế giới, thì thực sự có bao nhiêu bạn chuyển dùng túi vải thay cho túi ni lông; thanh niên tham gia thi kiến thức về BVMT, hay thành viên CLB tiếng Anh về môi trường thì có bao nhiêu người phân loại rác tại gia đình, quan tâm đến tác động môi trường của sản phẩm mình mua sử dụng hằng ngày… Theo Khôi, giải pháp để chuyển tải từ cái nhất thời, thành cái ổn định phải thông qua sự lặp đi lặp lại, chứ "chốc lát" là không thể.
Ông Lê Văn Hợp, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng Bộ TN&MT nhận xét, Đoàn Thanh niên vào cuộc tuyên truyền rất tích cực, tạo hiệu ứng xã hội trong công tác BVMT. Tuy vậy, cũng mới chỉ dừng lại ở các kỳ cuộc, chứ chưa có chiều sâu; việc giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ. Vấn đề ở đây không chỉ riêng vai trò tuyên truyền, vận động của tổ chức Đoàn Thanh niên mà còn nhiều tổ chức, đoàn thể khác. Thời gian qua, Bộ TN&MT đã ký 8 văn bản liên tịch phối hợp với các ngành, đoàn thể về công tác tuyên truyền BVMT. Theo ông Hợp, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thói quen xấu khi xả rác, gây ô nhiễm nguồn nước, không dùng giấy báo gói thức ăn chín, không dùng túi ni lông cần phải có quá trình, nghĩa là phải "mưa dầm, thấm lâu".
Cần cách làm mới, phù hợp đối tượng
SV Phạm Thu Hòa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, quê ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tâm sự: ''Năm em học lớp 7, có một lần bố em bảo em đi đổ rác, em hỏi bố đổ ở đâu? Bố em bảo là cứ đổ ra sông, vì tất cả mọi nhà đều đổ ở sông mà. Lúc đó em nghĩ rác thì phải đào hố chôn dưới đất, chứ sao lại đổ ra sông? Qua tìm hiểu, em biết quê em có nhiều gia đình làm nhà vệ sinh tự hoại, nhưng đường ống thoát dẫn ra các con sông, bởi thực tế ở đây ngoài con sông thì chẳng có chỗ nào thoát cả. Chứng kiến cuộc sống ở vùng quê, vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nước, rác thải, nên em đã quyết định thi vào khoa môi trường, mặc dù gia đình định hướng nên thi vào ĐH Dược''.
Theo Hòa, để nâng cao chất lượng truyền thông, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi của cán bộ, đoàn viên, thiếu nhi tham gia BVMT trước tiên phải đổi mới nội dung truyền thông, làm cho mọi người nhận thức đúng thì mới có ý thức và hành động thiết thực. "Thực tế có nhiều lần em chứng kiến các buổi tình nguyện thu gom rác thải, diệt ốc bươu vàng… đối với các học sinh chỉ là bắt buộc. Nhiều bạn trẻ tham gia gượng ép trong vài tiếng cho xong, đánh trống ghi tên để không bị "phạt", chứ rất ít bạn ý thức được đây chính là hành động bảo vệ môi trường". Hòa cho biết thêm.
Để cách thức truyền thông hiệu quả thì nội dung thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu. Bên cạnh truyền thông gây ấn tượng mạnh, phong trào rầm rộ, thì cũng chú trọng đến những thông tin chiều sâu có tính ứng dụng cao, gắn bó với từng đối tượng ở địa bàn. Đại biểu Nguyễn Bích Điểm đến từ Viện Nghiên cứu thanh niên góp ý: Ví dụ như thanh niên khu vực nông thôn ngoài tuyên truyền, hướng dẫn những kiến thức chung về BVMT, thì cần có thêm kiến thức riêng cho nhà nông gắn với kỹ năng như ủ phân, làm hầm bi-ô-ga... với thanh niên vùng núi thì chú trọng đến kỹ năng bảo vệ rừng, thanh niên vùng biển là kỹ năng bảo về nguồn thủy sản biển…
Tuy nhiên, cũng tại hội thảo, những giải pháp giúp thanh niên tham gia BVMT chưa được đề cập nhiều, điển hình là công tác xã hội hóa BVMT trong thanh niên được nhắc đến nhưng chưa nêu những ví dụ điển hình, kinh nghiệm cụ thể, nhất là khu vực nông thôn. Thực tế, ở địa bàn TP Hà Nội đã xây dựng mô hình điểm ở nhiều nơi như: "Làng em xanh, sạch, đẹp" xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức; "Trường em xanh, sạch, đẹp" ở huyện Thạch Thất và Hà Đông... tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được triển khai nhân rộng. Đại diện Ban Thanh niên nông thôn TƯ Đoàn cũng thừa nhận việc tổng kết, đánh giá và nhân rộng những mô hình này hiện vẫn còn hạn chế.
Bí thư TƯ Đoàn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Trên cơ sở sẵn có các mô hình tuyên truyền, BVMT ở địa phương, TƯ Đoàn sẽ tăng cường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó nhân rộng. Điều cốt yếu dẫn đến thành công ngoài cơ chế, chính sách, nguồn lực của các ngành chức năng, thì việc nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ đoàn, kỹ năng tuyên truyền nhóm, chuyển biến thái độ của cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu nhi là trách nhiệm của tổ chức đoàn, hội. Vấn đề này, TƯ Đoàn sẽ chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn xác định là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ trong năm 2009 mà sẽ dài hơi hơn, để đem lại hiệu quả thiết thực.