You are not connected. Please login or register

đề cương ôn thi khII môn văn lớp 9

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

kha_ly`

kha_ly`
QL Nhân Sự
QL Nhân Sự


MÔN VĂN:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII LỚP 9

PHẦN TIẾNG VIỆT

1.Khởi ngữ:

Là thành phần câu, đúng trước khởi ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

VD: Truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu viết để gửi gắm những triết lí sâu sắc về cuộc đời, về con người

2.Thành phần biệt lập : không tham gia diễn đạt nghĩa sự vật , sự việc của câu

+Tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc nói trong câu

VD:Có lẽ trời mưa

+Cảm thán: bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, giận…) VD: Chà, Lan giỏi quá!

+Gọi- đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

VD: Lan ơi, Giúp mẹ trông em!

+Phụ chú: bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều, tác phẩm xuất sắc trong văn học cổ nước ta

3.Liên kết câu và liên kết đoạn văn:

a.Về nội dung:

+Liên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề đoạn, các đoạn phục vụ chủ đề chung của văn bản

+ Liên kết lô-gic: các câu, các đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí

b.Về hình thức:

a.Phép thế: giữa các câu có sự thay thế từ ngữ để liên kết

VD: Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Người lấy tên là Ba, làm phụ bếp. trên một tàu viễn dương. Người đã đi khắp nơi châu Âu, Á, Phi, Mĩ La tinh. Người đã bị mật thám theo dõi, bị đe dọa, thậm chí bị chúng kết án tử hình vắng mặt…Nhưng Bác không hề lung lay quyết tâm cứu nước

b.Phép lặp: lặp lại các từ ngữ giữa các câu để liên kết

c.Phép nối : giữa các câu có các từ chỉ quan hệ để liên kết

d.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: giữa các câu có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng để liên kết

3.Tổng kết ngữ pháp:

a.Từ loại

1.Danh từ:từ chỉngười, vật, hiện tượng, khái niệm

Đặc điểm: có thể kết hợp các từ chỉ số lượng ở phía trước, chỉ từ và các từ ngữ khác ở phía sau để tạo cụm danh từ.

Chức vụ điển hình trong câu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ kết hợp với từ LÀ ở phía trước.

Danh từ chia làm hai loại lớn:

a.DT chỉ sự vật nêu tên từng loại vật, từng cá thể người, vật, hiện tượng…:

DT này chia làm 2 loại:

+DT chung chỉ chung người vật

+DT riêng tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương.

b.DT chỉ đơn vịdùng tính đếm. DT chỉ đơn vị gồm 2 loại nhỏ:

+ DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ):cái, con, sự , nỗi, niềm, cuộc…

+DT chỉ đơn vị quy ước. Trong DT này có:

DT chỉ đơn vị chính xác:mét, tạ tấn…

DT chỉ đơn vị ước chừng: không chính xác ( thúng, ngụm, rá…

*CỤM DANH TỪCụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như danh từ

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau

t2
t 1

Lượng từ
Số từ

T1
T2

DT đơn vị
DT sự vật

S1
S2

Từ, cụm từ,c-v
Chỉ từ: ấy, này, kia…



Tất cả ba chiếc bàn cũ bằng gỗ lim ba tôi mua ấy

Tất cả hai mươi học sinh thầy giáo phạt kia

2. Động từ:là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, phía trước kết hợp với phó từ thời gian và cầu khiến: đã, sẽ, đang,cũng, hãy, đừng , chớ…Chức vụ điển hình trong câu là làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang…

Có hai loại động từ:

a- Động từ tình thái: thường đòi hỏi động từ khác đi kèm: cần, toan, dám…

b- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm: đi,ăn, chạy…Nhóm động từ này chia làm:

+Động từ chỉ hoạt động: trả lời câu hỏi làm gì?VD: đi, hát

+Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao?, thế nào?

VD: buồn, giận

CỤM ĐỘNG TỪ:

Là một tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau

Phó từ cầu khiến: hãy, đừng

Phó từ thời gian: đã, sẽ
Động từ
Từ, cụm từ, c-v


VD: học ngữ pháp, học môn ngữ pháp, Thấy cây ngã

3,Tính từ:là từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái . Tính từ có thể kết hợp với từ đã , đang, sẽ, rất, hơi, quá, lắm để tạo thành cụm tính từ, Khả năng kết hợp với :Hãy, đừng chớ rất hạn chế. Tính từ có khả năng làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu ( nhưng khả năng làm vị ngữ rất hạn chế)

Có hai loại tính từ:

a.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

b.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

VD: rất đẹp, không nối rất vàng hoe

CỤM TÍNH TỪ:

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau

Phó từ cầu khiến mức độ: rất, hơi, quá…
tính từ
Từ, cụm từ, c-v


Phụ ngữ trước: biểu thị quan hệ thời gian, tiếp diễn, mức độ, khẳng định , phủ định

Phụ ngữ sau: biểu thị so sánh, mức độ, nguyên nhân…

4. Số từ: chỉ số đếm, và số thứ tự. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ, khi biểu thị số thứ tự đứng sau danh từ. Chú ý: đôi, cặp, vạn, trăm-là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng

5.Lượng từ : Từ dùng chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật. Lượng từ chia thành hai nhóm

a.Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể ( tất cả, toàn thể, cả …)

b. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối

6. Chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định định vị sự vật trong không gian và thời gian .VD: đấy, đây, đó

7. Quan hệ từ: dùng để liên kết , nối từ với từ vế câu, câu

VD: của, và ,với, ở, của , bằng, để , từ , đến, như, về, mà , cùng, còn, cũng như, hay

Cặp quan hệ từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng,

8. Trợ từlà những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Ví dụ: những, có, chính, đích ..

9.Thán từLà những từ bộc lộ tình cảm, xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt

-Thán từ: gồm 2 loại chính

+Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi...)

+Thán từ gọi đáp (này, ơi..)

10.Tình thái từ:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói, một số loại tình thái từ thường gặp :

+Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ...

+Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...

+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao...

+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...

11. Phó từ: đi kèm động từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ

Các phó từ:+ Thời gian (đã, đang…) +mức độ (rất, hơi …) Tiếp diễn (vẫn,còn) +Phủ định (không, chẳng, chưa…) + Cầu khiến (hãy, đừng…) Kết quả và hướng: rồi, xong , ra, vào +Khả năng: được

12. Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt , tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ gồm có 2 loại:

*.Đại từ để trỏ: gồm có

+Trỏ vào người, sự vật (đại từ xưng hô ): ông chú, tôi…

+Trỏ số lượng: mấy, bấy nhiêu…

+Trỏ vào hoạt động, tính chất sự việc: thế , vậy..

*Đại từ để hỏi: gồm có

+Hỏi về người, sự vật (đại từ xưng hô ): ai, gì..

+Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu…

+Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào..

CÂU
1. Chia theo mục đích nói:.Câu phân loại theo mục đích nói:

STT
KIỂU CÂU
CHỨC NĂNG
DẤU HIỆU
VÍ DỤ

1
Câu nghi vấn
Dùng để hỏi
+Có từ nghi vấn: ai, sao, hay, có…chưa

+Dấu chấm hỏi
+Bạn có đi không?

+Bao nhiêu bạn học bài?

2
Câu cầu khiến
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
+Có từ cầu khiến: hãy, đừng chớ, đi , thôi…

+Dấu chấm than, có khi dấu chấm
+Các bạn hãy cố học!

+Nhanh lên nào!

3
Câu cảm thán
Dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc
+Có từ cảm thán

+Dấu chấm than
+Ôi, lũ về!

+Lo thay!

4
Câu trần thuật
Dùng để kể, tả, thông báo, nhận định, miêu tả…
+Không có đặc điểm hình thức các câu trên

+Dấu chấm
+Bằng lăng có màu tím thẩm.

+Bàn này cũ rồi.

5
Câu phủ định
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (P.Đ miêu tả)

Phản bác một ý kiến, một nhận định (P.Đ bác bỏ)
Có từ phủ định: không, chẳng, chưa, không phải…
+Nam không thuộc bài.

+Khôngphải, Nam thuộc bài


2. Chia theo cấu tạo:

a/ Câu đơn: hai thành phần: có CN-VN

b/ Câu ghép: Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.Cách nối vế câu:Có 2 cách:

a) Dùng từ nối

- Nối bằng một quan hệ từ

- Nối bằng một cặp quan hệ từ

- Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi với nhau (cặp từ hô ứng).

b) Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. .*Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa mật thiết với nhau. Những quan hệ thường gặp là: nguyên nhân, lựa chọn, điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích…

Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định.

Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để xác định chính xác quan hệ giữa các vế câu.

*CÁC CÂU KHÁC

STT
KHÁI NIỆM
VÍ DỤ

1
ĐN:Câu rút gọn: là câu lược bỏ một số thành phần câu nhằm muc đích: làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ
Cách dùng: khi rút gọn không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ nội dung, không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
*-Bao giờ anh đi Sài Gòn?

-Ngày mai (RG CN và VN)

*-Ai cuốc đất?

-Bác Ba. (RG VN)

*-Bạn học môn gì thế?

-học toán. (RG CN)

2
b.ĐN:Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ

b.Tác dụng:

+Nêu thời gian , nơi chốn xảy ra sự việc

+Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

+Bộc lộ cảm xúc

+Gọi đáp
+Mùa xuân. Đất trời bừng sức sống.

+Cháy ! Cháy!

+Trời ơi ! Lũ lại về .

+Lan ơi! Dậy con.

3
Thêm trạng ngữ cho câu:

+ Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân…diễn ra sự việc

+TN có thể đứng đầu, cuối , giữa câu

+Công dụng: làm nội dung câu đầy đủ, chính xác, nối các câu, các đoạn làm cho bài văn, đoạn văn mạch lạc
+Ngày mai, trên con đường này, hai bên đường, những nhà máy sẽ mọc lên

4
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

a.Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác

b.Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được một hoạt động của người vật khác hướng vào

c.Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất

d.Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

+Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, thêm bị hoặc được sau từ (cụm từ) ấy

+Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, đồng thời lượt bỏ từ chỉ chủ thể hoạt động
*CCĐ: Con mèo vồ con chuột

*CBĐ: Con chuột bị con mèo vồ

*CCĐ: Chúng em thả diều ngoài đồng

*CBĐ:

+Diều được chúng em thả ngoài đồng

+Diều được thả ngoài đồng

5
Dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu:

Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường (gọi cụm chủ-vị) làm thành phần câu hoặc cụm từ. Có các trường hợp mở rộng câu:

+Mở rộng chủ ngữ

+Mở rộng vị ngữ

+Mở rộng cụm danh từ

+Mở rộng cụm động từ

+Mở rộng cụm tính từ
+Lúa mọc lên// rất nhanh

+Ông tôi// tóc đã bạc

+Gió làm cây //ngã

+Nói cho đúng thì cô ấy// rất siêng năng


PHẦN TẬP LÀM VĂN:

1 .Phép phân tích và tổng hợp

a.Phép phân tích:trình bày từng bộ phận, từng phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng, có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu…lập luận giải thích, chứng minh

b.Phép tổng hợp: lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.Không có phân tích thì không có tổng hợp

2. Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống: là bàn một vấn đề về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề suy nghĩ

Yêu cầu nội dung: nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích đúng, sai, lợi hại, chỉ nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết

Yêu cầu hình thức:có bố cục ba phần mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lời văn chính xác, sinh động

3. Nghị luận về tư tưởng đạo lí: là bàn một vấn đề về tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.

Yêu cầu nội dung: làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạolí bằng giải thích, chứng minh, so sánh…để chỉ ra chỗ đúng, sai của tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng người viết

Yêu cầu hình thức: có bố cục ba phần, luận điểm đúng đắn, lời văn chính xác, sinh động

4. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

Là trình bày nhận xét đánh giá của mỉnh về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể

Nhận xét đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát

Nhận xét đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục

Bài có bố cục rõ ràng, lời văn chuẩn xác, gợi cảm

5. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

Là trình bày nhận xét đánh giá của mỉnh về nội dung nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ ấy.

Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh…phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

Yêu cầu: có bố cục rõ ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết

6. Biên bản, hợp đồng, thư (điện)

PHẦN VĂN BẢN:

STT
VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
NỘI DUNG VÀ

NGHỆ THUẬT

1
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm

(nhà lí luận VH Trung Quốc)
Văn nghị luận
+Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn.Ngày nay sách nhiều, phải chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng, kết hợp đọc rộng và đọc sâu, đọc sách thường thức và sách chuyên môn.Việc đọc sách phải có kế hoach, có mục đích kiên định chứ không phải tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm

+Ý kiến xác đáng, lí lẽ và dẫn chứng sinh động

2
Tiếng nói văn nghệ

(Viết 1948)
Nguyễn Đình Thi

(nhà văn, thơ, lí luận VH, soạn kịch)
Văn nghị luận
+Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.

+Cách viết chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc

3
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

(viết 2001)
Vũ Khoan

(Thứ trưởng bộ ngoại giao, Phó Thủ tướng CP)
Văn nghị luận
+Chuẩn bị hành trrang đi vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ cần nhìn rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ nhất, để đưa nước ta tiến lên sánh vai với các quốc gia năm châu.

+ Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị.,Sử dụng cách so sánh , Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động.

4
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Hi pô lit

Ten

(Triết gia, sử gia Pháp)
Văn nghị luận
+Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cá nhân và cách nghĩ riêng của nhà văn

+Dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông

5
Con cò

(1962, Hoa ngày thường-Chim báo bão)
Chế Lan Viên
Thơ tự do
+Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ thiêng liêng và ý nghĩa những lời hát ru ngọt ngào đối với cuộc sống con người

+Sự vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc


6
Mùa xuân nho nhỏ

(11.1981)
Thanh Hải

(Phạm Bá Ngoãn)
Thơ năm chữ
+Tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; ước nguyện chân thành khát vọng được cống hiến cho đất nước, góp một « mùa xuân nho nhỏ » của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc

+Thơ năm chữ nhẹ nhàng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, âm hưởng dân ca, hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sảng tạo

7
Viếng lăng Bác

(4.1976)
Viễn Phương

(Phan Thanh Viễn)
Thơ tự do
+Cảm xúc thành kính, thiêng liêng và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng là tình cảm của đồng bào miền Nam, dân tộc Việt Nam, của mọi ngươi với Bác khi vào viếng lăng Bác

+Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

8
Sang thu
Hữu Thỉnh

(Nguyễn Hữu Thỉnh , tổng thư kí HNV)
Thơ năm chữ
+Những cảm nhận tinh tế, tâm trạng ngỡ ngàng trước khoảnh khắc sang thu, những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời

+Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ-thu ở nông thôn Bắc bộ

9
Nói với con
Y Phương

(Hứa Vĩnh Sước, Chủ tịch hội VHNT Cao Bằng)
+Tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, bền bỉ của dân tộc . Gợi nhắc về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc về tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

+Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, giọng điệu thủ thỉ tâm tình tha thiết, trìu mến, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ

10
Mây và sóng
Ta-go

( nhà thơ lớn Ấn độ)
+Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.

+Sáng tạo nên những thiên nhiên bay bổng, lung linh kì ảo song chân thực và gợi nhiều liên tưởng

11
Bến quê

Viết 1985
Nguyễn Minh Châu

(Nhà văn quân đội, đi tìm hạt ngọc trong tâm hồn con người )
Truyện ngắn
*- Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự tính, toan tính của con người

-Trên đường đời, con người ta khó lòng tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống

-Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

*Sáng tạo nên tình huống nghịch lí.Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

12
Những ngôi sao xa xôi

(Viết 1971)
Lê Minh Khuê

(cây bút nữ chuyên viết về TNXP Trường Sơn)
Truyện ngắn

đầu tay của TG
+Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Họ có tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, trẻ trung, tình đồng đội gắn bó. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ

+Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật tinh tế, lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên.

13
Bố của Xi-mông
Mô-pa-xăng

(Pháp)
Truyện ngắn
-Nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác

-Miêu tả tâm lí nhân vật tnh tế

14
Con chó Bấc

(Tiếng gọi nơi hoang dã)
Giắc Lân-đơn

(Mĩ)
Trích Tiểu thuyết
+Ca ngợi tình yêu thương và sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa người và vật

+Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát tinh tế

15
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Đe-ni-ơn Đi-phô
Trích Tiểu thuyết
+Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang suốt mười lăm năm ròng rã

+Sáng tạo trong lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện ; lựa chọn ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hài hước

16
Bắc Sơn
Nguyễn Huy Tưởng
Kịch
+Khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa, của cách mạng: khi bị đàn áp khốc liệt vẫn không bị tiêu diệt, vẫn thức tỉnh được quần chúng, dù là họ ở vị trí trung gian , thờ ơ nhưng sau đó đứng hẳn về cách mạng

+Tạo tình huống để bộc lộ xung đột, ngôn ngữ đối thoại, thể hiện tâm lí, tính cách các nhân vật

17
Tôi và chúng ta
Lưu Quang VŨ
Kịch
+Cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu .

+Đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống hấp dẫn, phát triển mâu thuẫn, nhân vật diễn tả hành động, ngôn ngữ có tính cáchnrox nét.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết